Như vậy, theo Bộ GD-ĐT, có thể thấy về mặt chính sách, đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ ở Việt Nam đã tiếp cận với các chuẩn của khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư hạn chế, chất lượng đào tạo sau đại học trên thực tế không đồng đều trong toàn hệ thống.
Bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của nhiều cơ sở đào tạo với các kết quả nghiên cứu trong quá trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ là những công trình khoa học cơ bản, đáp ứng hiệu quả yêu cầu, tính cấp thiết của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững của đất nước thì ở một số cơ sở đào tạo khác, chất lượng đào tạo lại có chiều hướng đi xuống.
Hạn chế về chất lượng đào tạo có thể kể đến việc chưa tuân thủ chặt chẽ quy chế đào tạo; chất lượng nhiều công bố khoa học bắt buộc chưa cao, chỉ ở mức đối phó đủ điều kiện công trình; nể nang, dễ dãi khi thành lập hội đồng đánh giá luận văn, luận án; thông qua một số đề tài luận án tiến sĩ có phạm vi quá hẹp, không bảo đảm giá trị khoa học…
Trước thực tế này, để nâng cao chất lượng công tác đào tạo sau đại học, Bộ GD-ĐT cho biết đã và đang thực hiện đồng bộ những giải pháp.
Thứ nhất,hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, tăng cường sự minh bạch, gia tăng vai trò giám sát của các bên liên quan trong đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trên tinh thần thực hiện tự chủ đại học và nâng cao trách nhiệm giải trình của các cơ sở đào tạo theo Luật Giáo dục đại học và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Thứ hai,Bộ GD-ĐT đã có Công văn 2199/BGDĐT-GDĐH ngày 27/5/2022 chỉ đạo các cơ sở đào tạo về việc tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, tập trung vào những nội dung: Kiện toàn hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong cơ sở đào tạo; Tăng cường kiểm định các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; Định kỳ rà soát, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nhất là đội ngũ giảng viên cơ hữu;
Thực hiện nghiêm các quy định trong quy trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ từ tuyển sinh, tổ chức đào tạo và cấp bằng, trong đó đặc biệt lưu ý việc xét duyệt đề tài, định hướng và nội dung nghiên cứu bảo đảm đáp ứng yêu cầu về giá trị khoa học và thực tiễn; Tăng cường công khai, minh bạch danh mục đề tài luận văn, luận án, học viên cao học, nghiên cứu sinh, người hướng dẫn và nội dung các luận văn, luận án trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo theo quy định hiện hành;
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của học viên cao học, nghiên cứu sinh, của người hướng dẫn, của các nhà khoa học là phản biện độc lập, là thành viên các hội đồng đánh giá luận văn, luận án; Đề cao liêm chính khoa học, tránh nể nang, dễ dãi trong việc hướng dẫn, đánh giá và phản biện luận văn, luận án.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết sẽ tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về đào tạo sau đại học của các cơ sở đào tạo và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
Link xem trực tiếp
Link xem trên TV360
Đội hình ra sân
U23 Việt Nam: Quan Văn Chuẩn, Đặng Văn Tới, Trần Quang Thịnh, Hồ Thanh Minh, Trần Văn Đạt, Hai Long, Nguyên Hoàng, Tuấn Tài, Lê Văn Đô, Võ Hoàng Minh Khoa, Nhâm Mạnh Dũng
U23 Uzbekistan: Nematov, Turdaliev, Hamraliev, Yuldoshev, Begimov, Fayzullaev, Akramov, Kholmatov, Mamasidikov, Anov, Davronov
U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan là trận đấu tái hiện lại trận chung kết U23 châu Á 2018 tại Thường Châu, Trung Quốc nơi thầy trò HLV Park Hang Seo đã thua vào phút cuối cùng của hiệp phụ thứ 2.
![]() |
U23 Việt Nam tìm kiếm chiến thắng đầu tiên ở Dubai Cup 2022 |
Tất nhiên, cả hai đội bóng hiện tại đã hoàn toàn khác. Theo đánh giá của các chuyên gia, cả hai lứa thế hệ mới của U23 Việt Nam và U23 Uzbekistan đều không bằng đàn anh.
Tuy vậy, chúng ta vẫn nhỉnh hơn, ít nhất thông qua phong độ. Từ việc vượt qua vòng loại U23 châu Á 2022 đến Dubai Cup, U23 Việt Nam đều chơi tốt bất chấp khó khăn. Đây là điều Uzbekistan không thể hiện được với sức mạnh vốn được đánh giá cao hơn.
Chính vậy, trận đấu tối nay hứa hẹn là bài kiểm tra tốt khác cho U23 Việt Nam. Có thể Dụng Quang Nho và các đồng đội tiếp tục “tịt ngòi”, nhưng họ chắc chắn thu về rất nhiều kinh nghiệm khi phải gặp các đối thủ hơn hẳn về thể hình và thể lực.
Lịch thi đấu Dubai Cup 2022 ngày 29/3:
19h00: U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan
19h00: U23 Trung Quốc vs U23 UAE
20h00: U23 Thái Lan vs U23 Iraq
23h00: U23 Nhật Bản vs U23 Saudi Arabia
23h00: U23 Qatar vs U23 Croatia
Đội hình dự kiến U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan
U23 Việt Nam (5-3-2): Văn Chuẩn, Duy Cương - Văn Tới - Quang Thịnh - Tuấn Tài - Văn Đô; Trọng Long - Quang Nho - Bảo Toàn; Quốc Việt - Việt Cường.
U23 Uzbekistan (4-4-2): Nematov; Turdaliev - Hamraliev - Yudoshev - Begimov; Fayzullaev - Akramov - Kholmatov - Mamasidikov; Norchayev - Davronov.
Q.C
Xem trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan - Trực tiếp U23 Việt Nam vs U23 Uzbekistan giải Dubai Cup 2022, lúc 19h ngày 29/3.
" alt=""/>Link xem trực tiếp bóng đá U23 Việt Nam vs U23 UzbekistanĐích nhắm của bóng đá Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ VIII là World Cup, hoặc gia nhập nhóm đầu châu lục và không còn quá nặng nề thành tích ở sân chơi Đông Nam Á.
Mục tiêu hay chiến lược dài hơi này hoàn toàn đúng đắn, nhưng nói gì thì nói ASEAN Cup 2024, tuyển Việt Nam bắt buộc phải hướng đến chức vô địch khi đã thất bại trong 2 kỳ liên tiếp dưới thời ông HLV Park Hang Seo.
Trở lại vị thế số 1 khu vực một cách chắc chắn giống như giai đoạn 2018 – 2020 sẽ là tiền đề cho sự ổn định từ bóng đá trẻ đến giải VĐQG trước khi nghĩ xa về World Cup 2026 hoặc 2030.
Nhưng trước khi tìm lại chức vô địch giải đấu khu vực, những ngày đầu năm 2024 tuyển Việt Nam sẽ phải chinh phục Asian Cup tổ chức từ ngày từ 12/1 đến 10/2/2024 tại Qatar.
Chinh phục không có nghĩa là phải vô địch, nhưng ít nhất thầy trò ông Troussier phải vượt qua vòng bảng khi lá thăm rơi vào bảng đấu tương đối vừa tầm, ngoại trừ Iraq tuyển Việt Nam chỉ đối đầu cùng Indonesia hay Malaysia.
Phải qua được vòng bảng và nếu may mắn hoàn toàn tái lập thành tích ở kỳ Asian Cup trước với tấm vé vào chơi ở trận tứ kết hay biết đâu là xa hơn nữa.
Tương tự như thế với U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á diễn ra ở Qatar từ ngày 5/4 đến 3/5/2024 khi thầy trò ông Troussier cũng rơi vào một bảng đấu vừa tầm.
Tái lập chiến tích Thường Châu là mong mỏi từ người hâm mộ, nhưng với ông Troussier chỉ cần có mặt trong 3 đội đứng đầu giải đấu đã quá đủ bởi khi đó U23 Việt Nam giành vé dự Olympic ở Pháp diễn ra cùng năm.
Cơ hội giành vé dự Olympic của bóng đá Việt Nam thành hay không thì phải đợi, nhưng suốt năm qua HLV Troussier đã và đang bắt tay vào xây dựng, thực hiện mục tiêu này với U23 Việt Nam để tất cả thêm phần hy vọng…
... trong phấp phỏng
Công bằng mà nói, ngoại trừ mục tiêu World Cup 2026 có phần hơi… vội thì những giải đấu còn lại trong năm 2024 của bóng đá Việt Nam rất đáng để hy vọng.
Tuy nhiên, hy vọng vẫn có một phần thấp thỏm và điều này xảy ra từ chính thuyền trưởng người Pháp đang trực tiếp huấn luyện các đội tuyển Việt Nam.
Dù rằng với phong cách huấn luyện, lựa chọn con người đang khác biệt và rất cởi mở nhưng thành quả của ông Troussier mang lại tới lúc này vẫn là dấu hỏi lớn khi chưa thực sự dốc toàn lực cho một giải đấu nào đấy một cách toàn lực.
SEA Games 32, vòng loại U23 châu Á, Asiad… rồi ngay cả vòng loại World Cup có vẻ như HLV Troussier vẫn chưa bung hết sức mạnh hoặc đơn giản phát huy toàn bộ tiềm năng của bóng đá Việt Nam.
Đây cũng chính là lý do khiến giới chuyên môn lẫn người hâm mộ thấp thỏm cùng tuyển Việt Nam, U23 Việt Nam, khi có thể năng lực của HLV người Pháp chỉ phù hợp với những nền bóng đá tiềm năng hơn thay vì dẫn dắt một đội bóng vừa khởi sắc trên bình diện châu lục, khu vực một cách ổn định trong vài năm trở lại đây.
Mối âu lo trên sẽ nhanh có đáp án, bởi nửa tháng nữa tuyển Việt Nam bước vào Asian Cup giải đấu mà đội bóng của ông Troussier đòi hỏi phải bay cao để khẳng định giá trị.
" alt=""/>Bóng đá Việt Nam năm 2024, chờ cú hích tuyển Việt Nam hóa rồng